- Trang chủ
- Chia sẻ kinh nghiệm
- Câu chuyện dành cho các dịch giả
Con đường trở thành dịch giả của Jorge Luis Borges
Ở tuổi mới lên 9, Borges đã dịch cuốn The Happy Prince viết bởi Oscar Wilde từ tiếng Anh sang tiếng Tây Ban Nha. Tác phẩm được xuất bản đầu tay của ông là một tác phẩm dịch và thật tự hào khi điều đó đã được nung nấu trong ông; tất cả minh chứng rõ ràng cho vị trí quan trọng của công việc dịch thuật đối với tác giả vĩ đại người Argentina này. Mặc dù chưa bao giờ làm việc cho bất kỳ tổ chức dịch thuật nào, Borges vẫn luôn kiên định với việc dịch suốt cả cuộc đời mình.
Sự nghiệp dịch thuật lâu dài của ông gồm có dịch những văn bản từ tiếng Anh, Pháp, Đức, tiếng Anh cổ và thậm chí cả tiếng Na Uy cổ sang tiếng Tây Ban Nha, bao gồm cả những tác phẩm của William Faulkner, André Gide, Hermann Hesse, Franz Kafka, Rudyard Kipling, Edgar Allan Poe, Henri Michaux, Jack London, H. G. Wells, George Bernard Shaw, Jonathan Swift, Walt Whitman và Virginia Woolf, là một vài trong số những tác giả có tác phẩm mà ông đã dịch.
Quan niệm về dịch thuật của Borges
Với Borges, dịch thuật không phải là chuyển một văn bản từ thứ tiếng này sang thứ tiếng khác mà hơn thế là biến đổi một văn bản này thành một văn bản khác. Ông lập luận rằng thậm chí một bản dịch theo nghĩa đen, do những thay đổi về tọa độ không gian, thời gian mà cũng hàm chứa hàng loạt những ý nghĩa, nghĩa bóng, nghĩa kéo theo khác nhau, một nguyên tắc đúng với dịch nghĩa đen khi dịch về mảng kinh doanh hoặc pháp lý.
Liệu bản dịch có khi nào hay hơn bản gốc?
Một trong số những lý do tại sao Borges thích thú với việc dịch thuật đến vậy theo ông, công việc này có thể làm giàu một văn bản hoặc thậm chí còn có thể cải thiện được nó. Xem lại những phiên bản khác nhau của một tác phẩm là một trong số những trải nghiệm văn học thú vị nhất mà Borges yêu thích. Ông đã ý thức rõ ràng rằng bất kỳ thay đổi nào về quy tắc ngôn ngữ cũng có thể dẫn đến những mất mát khi dịch nhưng ông đã giữ quan điểm rằng những mất mát này đôi khi là cần thiết.
Phương pháp của Borges
Là một dịch giả, Borges đã dịch khá “tự do” ở nhiều điểm khi so với bản gốc. Sau khi phân tích các bản dịch của ông, như Efrain Kristal đã làm, chúng ta có thể kết luận rằng Borges đã áp dụng phương pháp:
1. Loại bỏ những yếu tố mà ông cho là lặp ý, không cần thiết hoặc không nhất quán;
2. Loại bỏ những gì ông gọi là những điểm nhiễu của văn bản;
3. Thêm vào chút sắc thái (như thay đổi tựa đề chẳng hạn);
4. Viết lại văn bản sau khi xem xét một văn bản khác (ví dụ như khi ông dịch Angelus Silesius, một nhà thần bí thế kỷ 17, đã cho ông sự nhạy bén nhất định về hậu thời Nietzsche);
5. Đôi khi có bao gồm cả những đoạn dịch theo nghĩa đen lấy từ một đoạn trong tác phẩm của chính mình.
Những bản dịch giả
Borges cũng đã đề cập đến vấn đề giả mạo (một cuốn sách mà tiêu đề hoặc tên tác giả bị sai) trong lĩnh vực dịch thuật. Thời trẻ, người đàn ông sau này chắp bút viết The Aleph and The Book of Sand, đã từng là tác giả của một cột trong tạp chí El Hogar, nơi ông thường xuyên đăng những bài viết của chính ông. Thỉnh thoảng ông cũng sẽ đăng bài trên tạp chí, theo kiểu Emanuel Swedenborg hoặc the Arabian Nights, những bản dịch của những văn bản mà ông biện luận rằng đã tình cờ đọc được,…những văn bản mà không nghi ngờ gì là của chính ông ta.
Liên quan